Mục Lục Bài Viết
Vì sao bản backup dự phòng được xem là phao cứu sinh?
Một vấn đề quan trọng khi bạn sử dụng wordpress là bạn phải luôn có một bản backup dự phòng mỗi khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Những sự cố có thể gặp như: Tùy chỉnh theme, nhưng sai ở một bước nào đó và không thể quay lại trạng thái trước đó, hoặc lỡ tay xóa mất bài viết quan trọng, tệ hơn là website của bạn bị hack xóa sạch dữ liệu vì vấn đề bảo mật không tốt,…
Những lúc như vậy nếu không có một bản backup dự phòng, thì thật sự khó tìm được giải pháp tối ưu. Có thể bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để làm cho website hoạt động ổn định trở lại. Thậm chí nếu web bị hack xóa hết dữ liệu mà không có bản backup dự phòng nào thì bạn buộc phải xây dựng lại website từ đầu.
Có thể bạn quan tâm:
Danh sách Ping services tốt cho wordpress tăng tốc độ index bài viết
Tăng tốc wordpress bằng cách chuyển toàn bộ Javascript xuống Footer
Tăng tốc wordpress bằng cách sử dụng kỹ thuật Lazy load
Những giải pháp backup wordpress khác
Hôm trước mình có chia sẻ bài viết về backup wordpress thủ công, nếu bạn là một người siêng năng có thể chủ động backup định kỳ cho wordpress đây cũng là một phương pháp hiệu quả, giúp bạn đỡ tốn thêm plugin. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ người ta luôn muốn tìm đến một giải pháp tự động giúp giải quyết vấn đề một cách một cách hiệu quả nhất. Vì vậy giải pháp tạo backup tự động ra đời:
Để tạo backup tự động động cho wordpress bạn cũng có thể dùng My Wp-backup, muốn chuyên nghiệp hơn thì có thể sử dụng bản PRO của plugin này. So với UpdraftPlus thì My Wp-backup PRO có phần nhẹ hơn nên ít ảnh hưởng đến tốc độ website.
Sau đây là nội dung chính của bài viết
Giới thiệu plugin UpdraftPlus
Plugin UpdraftPlus giúp bạn làm được những gì?
Plugin này cho phép bạn sao lưu – phục hồi mã nguồn, database một cách dễ dàng nhanh chóng. Bạn có thể chủ động tạo bản backup thủ công bất cứ lúc nào chỉ với một cú click chuột. Điều này rất thích hợp mỗi khi bạn muốn chỉnh sửa code trong theme hay tối ưu database,…
Điều đặc biệt hơn nữa plugin này có hỗ trợ tự động backup định kỳ lên các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến như: Dropbox, Amazon S3, One drive, Google Drive,… Trong những dịch vụ này mình thấy ngon nhất là Google drive (Cho đến tận 15GB miễn phí trong khi Dropbox chỉ có 2GB), tuy nhiên vấn đề thiết lập kết nối với google drive của UpdraftPlus hơi phức tạp, không đơn giản như kết nối google drive bên My Wp-backup.
Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì mình đã có hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh ở phía dưới để bạn thuận tiện nhất trong quá trình kết nối.
Hướng dẫn cài UpdraftPlus
Vấn đề cài đặt plugin rất đơn giản, bạn cứ tiến hành cài đặt và kích hoạt như những plugin thông thường khác. Sau khi cài đặt xong bạn truy cập tab settings/ UpdraftPlus Backups
như hình phía dưới.
Để kết nối với tài khoản Google Drive. Tại tab Settings của phần thiết lập UpdraftPlus, hãy chọn Google Drive như hình ảnh minh họa ở trên. Ngay sau đây là những bước để thiết lập kết nối UpdraftPlus với Google Drive
Kết nối UpdraftPlus với Google Drive
Để kể nối được với Google Drive bạn sẽ cần 2 thông tin: Google Drive Client ID và Google Drive Client Secret sau đây là những bước để bạn lấy được 2 thông tin này
1. Truy cập https://code.google.com/apis/console/ tạo một Project mới bằng cách chọn Credentials/ Create
2. Đặt tên Project: Đồng ý với điều kiện dịch vụ của google bằng cách tick chọn yes, sau đó nhấn Create để tạo Project
3. Kích hoạt Google Drive API: Mặc định Google Drive API vẫn chưa được kích hoạt, bạn hãy truy cập link: https://console.developers.google.com/apis/api chọn Drive API
như hình ảnh minh họa phía dưới
Chọn ENABLE để kích hoạt Google Drive API
4. Truy cập https://console.developers.google.com/apis/credentials/consent chọn Credentials/ OAuth consent screen
Hoàn thành những thông tin cần thiết như:
- Email address: Chọn địa chỉ email
- Product name shown to users: Tên Sản phẩm hiển thị (Đặt tùy ý miễn sao có thể phân biệt tên đó là đang của website nào)
- Homepage URL: Địa chỉ trang chủ website của bạn, Lưu ý: có phân biệt: https:// và http://
- Product logo URL: Logo của sản phẩm (Hãy chèn đường link logo website của bạn tại đây)
Cuối cùng hãy nhấn Save để lưu lại kết quả.
5. Tạo client ID: Bạn hãy truy cập https://console.developers.google.com/apis/credentials/oauthclient
Chọn Credentials/ Web application
- Authorized JavaScript origins: Hãy điện link trang chủ website của bạn
- Authorized redirect URIs: Điện link dạng:
https://agiare.vn/wp-admin/options-general.php?action=updraftmethod-googledrive-auth
đừng quên thayreviewgiamgia.com
bằng tên miền của bạn. Cuối cùng hãy nhấn Create để tạo client ID.
6. Join vào Group của UpdraftPlus: để đảm bảo mọi chuyện suôn sẻ không gặp bất cứ khó khăn gì bạn hãy Join vào Group: https://groups.google.com/forum/#!forum/risky-access-by-unreviewed-apps (Bạn có thể rời khỏi nhóm sau khi đã xác thực)
Đây là nguyên văn từ hướng dẫn cài đặt của UpdraftPlus:
Join the ‘Allow Risky Access Permissions By Unreviewed Apps’ Google group
Google recently implemented a verification process for Projects using certain features and scopes, in response to phishing attacks. However, they have also created a method to bypass the verification process when using Projects for personal use.
You will need to join the ‘Allow Risky Access Permissions By Unreviewed Apps’ Google group before moving to the next step. This will allow UpdraftPlus to authorise with Google Drive. After authenticating, you can then leave this group.
7. Lấy Google Drive Client ID và Google Drive Client Secret: Ngay sau bước 5 bạn đã có 2 thông số này, hãy truy cập Client bạn đã tạo ở bước 5 để lấy 2 đoạn mã này. Xem qua hình ảnh phía dưới để dễ hình dung hơn
- Google Drive Client ID = Client ID
- Google Drive Client Secret = Client secret
8. Cho phép ứng dụng thêm file backup vào tài khoản google drive: Paste 2 đoạn code coppy được vào phần Settings/ Google Drive của UpdraftPlus Sau đó hãy nhấn cho phép ứng dụng bạn vừa tạo có quyền thêm file vào Google Drive của bạn.
Vậy là với 8 bước phía trên bạn đã có thể kết nối Google Drive với UpdraftPlus để sao lưu backup tự động website. Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn một số tùy chỉnh cơ bản trong UpdraftPlus để bạn có thể tiết kiệm thời gian hơn.
Thiết lập UpdraftPlus
Nói chung quan trọng và khó khăn nặng nhọc nhất chỉ là vấn đề lấy Client ID và Client secret còn vấn đề thiết lập plugin thì mọi thứ đều đã được UpdraftPlus đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn.
Ở đây mình sẽ lưu ý bạn một số điểm để bạn có thể bắt đầu nhanh hơn trong quá trình sử dụng plugin này:
Tab Current Status: Có 2 phần bạn cần quan tâm là:
- Backup Now: Ngay lập tức tạo một bản backup
- Restore: Cho phép bạn Restore website của mình về trạng thái lúc tạo backup. (Có thể restore riêng Plugins,
Themes, Database)
Tab Existing Backups: Nơi bạn có thể xem thông tin về các bản backup, xóa chúng đi nếu muốn. Hoặc restore những thành phần mà bạn mong muốn như database hay theme,…
Tab Settings:
Nơi bạn có thể tùy chỉnh thời gian tự động backup mã nguồn và backup database. Cảm nhận cá nhân của mình thấy đây là một tùy chọn rất hay, bởi một lý do đơn giản là: Thông thường website của bạn sẽ chỉ chỉnh sửa nhiều trong thời gian đầu phát triển. Còn sau này phần lớn bạn sẽ dành thời gian để tập trung xây dựng nội dung, cho nên nhiều người sẽ chỉ cần backup database là đủ. Mà dung lượng của database thường sẽ nhỏ hơn nhiều so với dung lượng mã nguồn. Nên File backup từ đó cũng nhẹ đi rất nhiều, từ đó tiết kiệm tài nguyên cho host.
UpdraftPlus hỗ trợ tự động sao lưu theo Giờ, ngày, tuần, tháng (nhưng với nhu cầu bình thường thì hiếm ai chọn backup theo giờ) trừ khi là những website đặc biệt.
Như hình phía dưới mình đang cấu hình là 1 tuần backup 1 lần và giữ lại 1 bản coppy. Bạn có thể giữ lại nhiều hơn bằng cách thay số 1 bằng con số khác.
Test thử Backup với UpdraftPlus
Ngay bây giờ bạn có thể test thử hiệu quả của plugin Updraftplus bằng cách nhấn vào nút Backup Now. sau đó hãy truy cập tài khoản Google Drive của mình bạn sẽ thấy phần backup đã được lưu tự động trong thư mục Updraftplus như hình phía dưới:
Trong những file backup này chứa đầy đủ những thứ để bạn có thể khôi phục website gồm: theme, database, thư mục upload, plugin.
Như vậy là xong, bây giờ bạn có thể yên tâm nhiều hơn về website của mình, đảm bảo chắc chắn nếu có sự cố xảy ra bạn sẽ có bản dự phòng để quay lại trạng thái trước đó.
Lời kết
Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với mọi người. Nếu bạn đã đọc qua bài viết này, cùng thực hành làm theo và đạt được kết quả như mong đợi thì hãy để lại một vài comment phía dưới để động viên tinh thần chia sẻ của tác giả. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người về cách trình bày để blog ngày càng chất lượng hơn. Nếu còn thắc mắc về bài viết, bạn hãy để lại comment phía dưới, mình sẽ trả lời trong khả năng hiểu biết của bản thân.
webtopviet says
Cái này hay nè, đỡ công làm tay và sao lưu dữ liệu hằng ngày. nhưng cũng nên sử dụng 1 hosting chuyên nghiệp để hỗ trợ backup tốt hơn.
A Giá Rẻ says
Hi, chào mừng bạn ghé thăm blog! Nhiều nhà cung cấp host mình đề cập tại Website đã có hỗ trợ sẵn tính năng tự động backup như: Azdigi, Hawkhost,.. Tuy nhiên để chắc ăn hơn, mình vẫn nên có một bản dự phòng. Đôi khi chẳng may có sự cố từ phía nhà cung cấp host thì vẫn còn phao cứu sinh.